Lo
Lo….
Hiệu trưởng tự xưng đại học Funix ném đá hội nghị quốc tế:
Thưa quí vị
Tôi là người mới. Tôi làm trong lĩnh vực phần mềm hơn 20 năm và mới chuyển sang bên Đại học được 5 năm. Tôi có thể chưa hiểu hết nên nếu phát biểu có gì động chạm mong quí vị thông cảm.
Tôi rất lo lắng cho tương lai của quí vị và các trường đại học do quí vị lãnh đạo.
Thứ nhất, quí vị thiếu tinh thần cạnh tranh. Trong thế giới của quí vị, giáo sư càng già, trường càng lâu đời, càng chân lý. Tôi chưa nghe thấy tên một trường đại học có tên tuổi nào bị sập tiệm. Trong khi đó. Khi tôi bắt đầu học lập trình, DEC là vua của minicomputer, còn được sở hữu một chiếc COMPAQ là cả một giấc mơ. Tôi dùng điện thoại Nokia và email của Yahoo. Họ đều là những đại gia lừng lẫy. Và đã biến mất. Chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm. Danh tiếng như Apple cũng đừng tưởng là yên. Mới tháng trước, ở Việt nam chúng tôi, có một thanh niên tuyên bố sẽ đánh bại Apple bằng chiếc điện thoại của anh ấy.
(cử tọa vỗ tay thích thú)
Thứ hai, quí vị yêu thích những giảng đường lộng lẫy, to lớn, tập trung trong các khuôn viên xinh đẹp, bất kể mạng phân tán và điện toán đám mây đang thịnh hành. Ở công ty, người ta làm teleconference hàng ngày khắp thế giới còn quí vị vẫn coi những bài giảng từ xa là những sự kiện hoành tráng. Ở doanh nghiệp, trước khi đi họp đương nhiên là phải đọc tài liệu. Còn ở Đại học quí vị vẫn đang thảo luận sôi nổi về thử nghiệm phương pháp “tiên tiến” flipped classroom.
(cử tọa bắt đầu nhăn mặt)
Thứ ba, khi gặp khó khăn, quí vị lập tức nghĩ đến chuyện tăng học phí. Còn ngoài đường, người ta lao tâm khổ tứ để hạ giá bán cho khách hàng.
Thế đấy. Và quí vị đang đảm nhận sứ mạng cao quí là chuẩn bị lớp trẻ đang hoài nghi cho một thế giới đầy biến động, cạnh tranh. Bảo sao tôi không lo lắng.
Xin cám ơn.
(cử tọa im phăng phắc)
Hiệu trưởng trường Đại học Groningen, Hà lan, cố gắng cười tươi: Chúng tôi chẳng lo. Ở Hà lan, tất cả những người giỏi nhất đều đang làm việc cho Đại học chúng tôi. Chúng tôi đã thích nghi và tồn tại 400 năm, lo gì!
À vâng , có thể đang là như thế, nhưng tương lai chưa chắc sẽ là như thế. Ít nhất là trong lĩnh vực CNTT, những người giỏi nhất bây giờ không nằm trong các trường đại học.
Hiệu trưởng đại học Ussala, Indonesia ngạc nhiên: Ừ nhỉ, sao tôi không để ý. Đúng là học phí đại học ở đâu cũng tăng. Anh, Mỹ còn tăng mạnh hơn.
Đơn giản là các “khách hàng” của chúng ta: sinh viên và doanh nghiệp đâu được quyền chọn học cái gì. Các trường đại học đang có một dạng độc quyền về nội dung, được chính quyền và xã hội dung túng.
Hiệu trưởng Đại học Hồng Kong xoa dịu: À, nhưng mà tao rất yêu Việt nam. Ông nội tao từng sống và làm ăn ở Sài gòn. Có hẳn một biệt thự rất đẹp trên gần Sở giao dịch chứng khoán trong đó. Họ hàng cứ bảo đòi lại, tao bảo, thôi cũng lâu rồi, để biếu nhân dân Việt nam.
Chủ nhà cười xòa, tuyên bố kết thúc hội nghị, đi nhậu:-)
Chém ra chém, nhát nào ra nhát đấy, kinh phết!
Hehe hôm trước em và Nghiêm Duy Nguyễn có khen 1 tay chém giỏi, nhưng hôm nay đứng trước tượng đài này vẫn phải ngã mũ kính phục bội phần 🙂
Đấy là còn chưa nói chuyện ở nước tao các cty to tuyển người ko cần bằng đại học
Vì chuyện đấy vừa mới tức thì thôi ạ
Chém thực hay mơ vậy anh?
Thực 100%
Em boăn khoăn điều này: sinh viên là người đang tập sống. Học kiểu truyền thống còn là môi trường để rèn luyện ý thức và xây dựng mối quan hệ nữa chứ không phải mỗi kiến thức. Nên các trường có lẽ sẽ vẫn bình thường chừng nào con người còn phải ra khỏi nhà để làm việc ạ.
thiếu gì cách để quan hệ em
Nếu ý anh là quan hệ qua mạng thì em cho rằng các mối quan hệ có gặp gỡ thật vẫn là sâu sắc nhất, con người không (chưa) vứt bỏ thể xác đi được. Em tán gái mạng nhiều rồi em biết :))
em có tí băn khoăn :
các bạn nghĩ trong đầu là mình thi bơi thua chắc nên chuyển sang thi lặn.
hiển nhiên là các bạn Hà lan nghĩ thế, nhưng bạn Indo thấy trầm ngâm lắm:)
Story này mọi người cũng nói nhiều rồi mà anh, em nghi ngờ những vị ở hội thảo cảm thấy bất ngờ. Và cũng rất nhiều người đi tìm một mô hình mới cho các trường đại học. Mỹ còn có phim Ivory Tower để nêu lên mấy vấn đề chính của giáo dục đại học gồm: học…
Fulbright University Vietnam cũng có những bước đi khá thú vị và sẽ có công bố hành động sớm.
Có phải chém hay mơ hay thật thưa Thầy? Cái nạy Thầy toạ đàm trong nước, em sọ thầy khó về tới nhà 🙂
lo gì:)
Funix chưa to mà anh đã dõng dạc chém, anh quá đỉnh và tự tin. Em trộm nghĩ anh bỏ phần mềm từ sớm có khi giờ là story của người rất thành công rồi í
chưa to mới phải chém, khổ thế. To rồi thì chén thôi:)
Tăng học phí nữa thì sinh viên VN, TQ vẫn theo vì trường nó nằm ở xứ văn minh, đó là cái Funix ko có được.
yếm thế quá, kiếm tiền rồi sang nước văn minh lúc nào chẳng được:)
Đại học khá gần với ngân hàng, hiện tai vẫn đang hiện hữu dạng Brick and Mortar nhưng có thể bị Funix hay Fintech mới cho lên đĩa :))
Không dễ đâu, cái chính là vẫn được Nhà nước ủng hộ, nên cuộc tranh cãi còn lâu mới ngã ngũ.
Em thấy giọng văn giống phát biểu của thanh niên Nguyễn Ái Quốc ở các hội nghị quốc tế trước kia ạ.
học cụ mà em
mưa dầm thấm lâu:)
Sorry anh Nam chứ kiếm tiền đủ sang nước văn minh thì phần đông hoặc đã già hoặc phải theo phương cách ko được đàng hoàng lắm. Anh nghĩ nếu Harvard đặt ở TQ và gần hơn là AIT đặt ở VN thì có tuyển được nhiều ko.
Em lo các trường khác troll Thầy khó ở với họ 🙂 Vì Funix quá sáng tạo 🙂
thu không đủ thì phải tăng học phí, nhất là khi nhà nước hết bao cấp. Ông nào tăng quá mà dạy dỗ không ra gì thì sẽ không có sinh viên, rồi đóng cửa, giải thể sát nhập.
Tại sao lại phải lo nhỉ ?
Lo bị thâu tóm, giải thể. Toàn hiệu trưởng mà, mất việc khó kiếm lắm. Có như giáo sư đâu:-)
Nguyễn Thành Nam em toàn thấy công ty thành công lớn rồi mới chỉ trích công ty khác. Như anh là quá cao thủ và tự tin đấy chứ. Như em giờ ra chỉ fsoft bảo công ty các anh chỉ được cái mã, không cẩn thận là bị em xời thế nào được, nói ra còn thấy ngại mồm 🙂
Anh Nam phát biểu thật đấy à? Hay thế!
bịa khó hay lắm em ơi
Viết cực hay và đáng suy nghĩ. Làm em mất ngủ luôn! Sợ!
Thực ra bà hiệu trưởng Đại học Hong Kong nói thêm 1 ý rất hay. Có lẽ chúng ta có vấn đề gì đó, vì chúng ta không có nỗi sợ.
Hehe, sao mất ngủ? Nếu đúng là vấn đề thì giải thôi!
Thì đúng là vấn đề đấy ạ. Bọn em muốn làm mass nhưng chất lượng cao, giá thuộc loại disruptive. Ấy thế nhưng chưa sell được. Chắc mình dốt hoặc do học sinh nhà ta không thích hoặc ko tin là chương trình hay mà học phí thấp. Hồi xưa, định chạy quả bằng Đại học Mỹ với học phí 1K/năm, tưởng thành công rực rỡ. Hoá ra ít ông bà quan tâm. Hic
quan trọng là chương trình có hay thật ko
Hay chứ anh! Anh Nam ko tin hỏi Đàm Minh mà xem
Toan Nguyen tại sao lại phải đi hỏi, em cứ trình bày thử xem nào
Nguyễn Thành Nam Để em ra HN mời a cafe/vang đã ạ.
Tán thành với quan điểm của anh. Bổ sung là thực ra các trường nước ngoài họ lo mối lo này lâu rồi. Có 2 lý do chính chưa làm gì được. Một là chưa biết phải làm thế nào. Hai là như anh nói vẫn chưa bị xã hội ép đến mức phải thay đổi. Ngay như cái flipped the classroom mà anh nói vẫn nhiều gs chưa muốn làm, vì sợ thay đổi và sợ rủi ro.
nhiều lời giải mà, có điều các trường được ca tụng quá nhiều nên ì thôi
Đúng là ỳ mà anh. Có rất nhiều phương án được đưa ra, nhưng phương án nào cũng có rủi ro nên cứ bàn mãi không quyết. Vấn đề là vẫn còn ỳ được. Nếu bị ép vào thế thay đổi hay chết thì mới chịu làm. Có nhiều môn mà một nửa số gs muốn đổi mới, nửa còn lại không ủng hộ cũng đành chịu.
Hay dưới góc độ nhà cung cấp thì chương trình nào chả hay Toan Nguyen -:). Chưa bán được là chưa hay từ góc độ thị trường.
Không hẳn Phong ạ, kể cả từ góc độ nhà cung cấp cũng phải nói được đơn giản hay ở chỗ nào đã.
Nguyen Xuan Phong Thì đã bảo là dốt mà.
Chết chết đâu dám có ý đó! Chỉ có ý là mình đã tâm huyết làm thì đương nhiên mình phải thấy hay rồi. Nhưng ý anh Nam đúng: nói được một cách đơn giản.